Cảm Biến Áp Suất Lốp TP-MT 11 PRO 3,150,000đ
THÔNG SỐ KỸ THUẬT
Tốc °Cảm biến | 0.05s |
Tần số làm việc | 433.92 MHz |
Điện áp hoạt động | 2,6 – 3,6 V |
Nhiệt độ làm việc | – 20°C ~ 80°C |
Độ ẩm làm việc | 0% ~ 100% |
Nhiệt độ sai số | ± 3°C |
Áp lực sai số | ± 0.1 Bars |
Áp suất lốp hiển thị tối đa | 99 PSI |
Bộ cảm biến sử dụng pin | 3,2V/500mAh |
Nguồn sạc từ tấm Solar – năng lượng mặt trời | > 15mA (5500LX 25C) |
Khung áp lực đơn vị | 1 Bar = 14,5
Psi = 100K Pa = 1.02 Kgf/cm |
HÀNG CHÍNH HÃNG
Giá niêm yết công khaiLẮP ĐẶT
Lắp đặt nhanh chóngBẢO HÀNH
Bảo hành điện tử chính hãngDỊCH VỤ
Lắp đặt tận nơiCHI TIẾT SẢN PHẨM
Tại sao phải kiểm tra áp suất lốp ô tô?
Việc theo dõi áp suất lốp ô tô có tầm quan trọng lớn, lốp mềm ( non) ảnh hưởng gây mòn không đều và giảm tuổi thọ vỏ lốp đến 30%. Làm bề mặt tiếp xúc với mặt đường tăng, gây ma sát lớn và sinh nhiệt nhiều hơn bình thường.
Ảnh hưởng của áp suất lốp ô tô
Trung bình nhiệt độ lốp tăng 10 độ, thì áp suất lốp cũng tăng 1 psi và chỉ một vài psi cũng tăng tỉ lệ bị nổ lốp xe. Nhiều nghiên cứu trước đây đã tính toán lốp xe có thể bị nổ ở nhiệt độ từ 145 độ C
Mẹo nhỏ để bạn tránh tình trạng bị nổ lốp xe:
1. Bơm đúng cách, đúng số kg khuyến cáo từ nhà sản xuất tránh tình trạng quá căng và quá non, trung bình xe hiện nay từ 2- 2,4 Kg;
Bơm áp suất lốp đúng cách
2. Chú ý chở trọng tải trọng khuyến cáo, đồ nặng cũng góp phần làm phát nổ lốp xe;
3. Thay thế lốp đã tới tuổi, lốp mòn cũng rất dễ nổ;
4. Lái xe chậm, lốp xe ma sát với mặt đường tạo ra nhiệt độ vậy việc lái xe trong giới hạn tốc độ cho phép sẽ giảm thiểu rủi ro nổ lốp;
5. Theo dõi áp suất lốp thường xuyên, kịp thời phát hiện tình trạng bị thủng lốp gây mất lái. Tầm quan trọng của cảm biến áp suất lốp rất lớn, lốp bơm đủ kg giúp ô tô tiết kiệm nhiên liệu, di chuyển linh hoạt, tạo cảm giác lái tốt và an toàn.
BẢNG BÁO GIÁ CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP THÁNG 7/2023
Mua cảm biến áp suất lốp loại nào tốt, bền và giá cả hợp lý. Dưới đây cập nhật trung bình bảng báo giá cảm biến áp suất lốp ô tô chính hãng, phổ biến mới nhất trên thị trường.
Bảng giá cảm biến áp suất lốp T7/2023 |
|
Thương hiệu |
Giá ( VNĐ) |
STEELMATE |
2,7 ~ 3,2 triệu |
CAREUD |
1,7~ 2,1 triệu |
ICAR |
1,5 ~ 3,2 triệu |
VIETMAP |
1,7 ~ 3,9 triệu |
GOTECH |
2,7 ~ 2,9 triệu |
MICHELIN |
1,3 ~ 2 triệu |
FOBO TIRE |
3 ~ 3,9 triệu |
GOODYEAR |
5,4 triệu |
ZESTECH |
3,5 ~ 4 triệu |
70MAI-XIAOMI |
1,3 ~ 1,7 triệu |
Từ bảng giá trên có thể thấy giá cảm biến áp suất lốp ô tô khá rẻ cho tính năng an toàn ô tô. Được nhiều người biết và lựa chọn đặt niềm tin là cảm biến áp suất lốp STEELMATE nổi tiếng thế giới. Chuyên nghiên cứu sản xuất cảm biến an toàn phụ trợ cho ô tô, máy bay.
Điểm cộng của thương hiệu STEELMATE là cảm biến áp suất lốp hoạt động rất ổn định và bền bỉ trong nhiều điều kiện nắng, mưa, gió, bão và hết pin khẩn cấp. Chế độ bảo hành 3 năm, nhiều chi nhánh trải dài khắp Việt Nam và thế giới luôn sẵn sàng hỗ trợ nên rất được lòng cánh lái xe.
Hướng dẫn lắp cảm biến áp suất lốp van ngoài
Bước 1: Tháo van nguyên bản của xe, sau đó gắn đai ốc khóa vào trước;
Bước 2: Lắp van cảm biến vào bánh xe đúng theo ký hiệu;
Hướng dẫn lắp cảm biến áp suất lốp van ngoài
Bước 3: Dùng cờ lê siết ngược đai ốc khóa cảm biến lại. Kiểm tra đã khóa chặt chưa chỉ cần cho nước xà phòng vào, khi chân van có khí bong bóng sùi lên thì cần vặn thêm.
HƯỚNG DẪN GẮN CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP VAN TRONG
Bước 1: Lắp màn hình hiển thị thông số kỹ thuật ở vị trí thuận tiện;
Bước 2: Tháo bánh xe, thay thế van cảm biến vào lốp đúng ký hiệu;
Hướng dẫn gắn cảm biến áp suất lốp van trong
Bước 3: Bơm lại lốp và xì nhẹ để kích hoạt cảm biến áp suất lốp;
Bước 4: Kiểm tra cân bằng động lại 4 bánh xe;
Bước 5: Lắp lại bánh xe.
CÁCH SỬ DỤNG, CÀI ĐẶT CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP Ô TÔ
Bước 1: Nhấn nút cài đặt 5 lần hoặc nhấn giữ 5 giây ( Tùy dòng cảm biến 3 - 5s);
Bước 2: Nhấn nút mũi tên để chọn đơn vị và vị trí lốp xe;
Bước 3: Nhấn nút cài đặt 1 lần hoặc nhấn giữ 3 giây.
CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP LÀ GÌ?
Tìm hiểu thêm cảm biến áp suất lốp viết tắt là TPMS ( Tire Pressure Monitoring System), một bộ thiết bị điện tử có tác dụng đo áp suất ở mỗi bánh xe ô tô và đưa ra cảnh báo ký hiệu nếu áp suất lốp đột ngột xuống hoặc lên cao hơn mức bình thường.
Cảm biến áp suất lốp là gì?
CẤU TẠO CỦA CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP
Cấu tạo chung của cảm biến áp suất lốp gồm 4 -5 van cảm biến, bộ xử lý trung tâm và màn hình hiển thị.
PHÂN LOẠI CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP, NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Phân loại kỹ thuật có hai dạng cảm biến áp suất lốp gián tiếp iTPMS ( indirect Tire Pressure Monitoring System) và trực tiếp dTPMS ( direct Tire Pressure Monitoring System).
1. Cảm biến áp suất lốp gián tiếp - iTPMS:
Nguyên lý hoạt động dựa trên tốc độ quay của bánh xe. Lốp xe non sẽ có đường kính nhỏ, tạo nên sự chênh lệch vòng quay so với bánh xe có áp suất lốp đủ kg và được đo qua bộ cảm biến tích hợp trên hệ thống cân bằng điện từ ESC và hệ thống phanh ABS.
Nhược điểm dạng cảm biến áp suất lốp iTPMS không mang lại độ chính xác tuyệt đối. Chỉ cảnh báo nên bơm lốp, tái xế phải reset thủ công và chờ 20 - 60 phút để cảm biến tính toán lại thông số sau khi bơm lại lốp.
Cảm biến áp suất lốp gián tiếp iTPMS và Cảm biến áp suất lốp trực tiếp dTPMS
2. Cảm biến áp suất lốp trực tiếp - dTPMS:
Nguyên lý làm việc liên tục dựa trên cảm biến áp suất lắp ở van bánh xe, các cảm biến này đo lường liên tục áp suất lốp trong bánh xe và gửi đến màn hình hiển thị.
Ưu điểm của dạng cảm biến áp suất lốp dTPMS mang lại độ chính xác cao, bất cứ khi nào muốn kiểm tra và reset khi bơm chỉ cần mở màn hình hoặc smartphone để điều khiển. Song đó cảm biến áp suất lốp trực tiếp có hai kiểu là van ngoài và van trong.
NÊN LẮP CẢM BIẾN ÁP SUẤT VAN NGOÀI HAY VAN TRONG CHO Ô TÔ
Cảm biến áp suất lốp van ngoài, được gắn vào đầu van của bánh xe có ưu điểm:
+ Không tháo lắp, va chạm đến hệ thống của xe;
+ Cài đặt nhanh chóng, không cần cân bằng động lái bánh xe;
+ Dễ dàng sử dụng, có thể lắp đặt tại nhà;
+ Kiểm tra sửa chữa, thay pin rất thuận tiện đặc biệt với cánh tài xế.
Nhược điểm:
+ Dễ bị mất do được gắn ngoài xe. Tuy nhiên hiện tại hầu hết cảm biến áp suất van ngoài đều có van khóa chống trộm;
+ Bơm lốp phải tháo cảm biến ra;
+ Cần có dụng cụ mở van cảm biến chuyên dụng kèm khi bơm lốp.
Cảm biến áp suất lốp ô tô van ngoài
Cảm biến áp suất lốp van trong, được gắn bên trong lốp xe có ưu điểm:
+ Không lo mất trộm vì thiết bị được gắn bên trong lốp ô tô;
+ Giữ gìn tính thẩm mỹ y như ban đầu của xe;
+ Bơm lốp dễ dàng như bình thường;
+ Gửi cảnh báo chính xác, siêu nhạy;
+ Có thể đảo lốp mà không cần thay van cảm biến.
Nhược điểm:
+ Một số dòng cũ không có chức năng đảo lốp;
+ Lắp đặt cần tháo lốp xe và cân bằng động lại;
+ Sửa chữa kiểm tra thay pin cần có dụng cụ chuyên dụng và thợ có tay nghề tốt.
Cảm biến áp suất lốp van trong
So sánh độ thêm cảm biến áp suất lốp van ngoài hay van trong đều có những ưu và nhược điểm riêng. Xét theo nhu cầu và nhược điểm, bạn có thể chấp nhận được để lựa chọn tối ưu nhất.
NHỮNG LOẠI CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP PHỔ BIẾN HIỆN NAY
Cảm biến áp suất lốp được thiết kế khá đa dạng mẫu mã như năng lượng mặt trời với màn hình rời, tích hợp mobile, màn hình DVD android, camera, sử dụng pin,...
1. Cảm biến áp suất lốp không màn hình và có màn hình
- Cảm biến áp suất lốp phổ biến như màn hình rời, thường sẽ kèm theo một màn hình nhỏ lấy nguồn điện cắm tẩu thuốc, sạc ô tô dạng dây USB type C.
- Khá nhiều loại cảm biến áp suất lốp có màn hình hiển thị thông số kỹ thuật, được tích hợp trên màn hình ô tô hay điện thoại thông minh.
2. Cảm biến áp suất lốp năng lượng mặt trời
- Điểm cộng cảm biến áp suất lốp sử dụng năng lượng mặt trời có pin tuổi thọ lên đến 5 năm, không ảnh hưởng đến hệ thống điện trên xe và được gắn trên taplo nên rất dễ quan sát.
3. Cảm biến áp suất lốp chống nước
- Kinh nghiệm được nhiều người chia sẻ khi mua cảm biến áp suất lốp bền bỉ là nên chọn những dòng có khả năng kháng nước, chống bụi ở mức độ cao nhất.
ĐƠN VỊ ĐO CỦA CẢM BIẾN ÁP SUẤT LỐP
Áp suất không khí, nén bên trong lốp xe được gọi là áp suất lốp. Đơn vị đo áp suất lốp xe ô tô phổ biến là Kg/cm2, PSI, Kpa hay Bar trong đó:
+ 1 Kg/cm² = 14.223 Psi;
+ 1 Psi = 6.895 kPa;
+ 1 kPa = 0.01 Bar.
Ngoài ra cách kiểm tra xem giới hạn áp suất lốp ô tô của bạn là bao nhiêu, có thể tham khảo ngay dưới lốp xe.
Đơn vị đo của cảm biến áp suất lốp ô tô
Hầu hết bộ cảm biến áp suất lốp hiện nay đều gắn được cho những hãng xe phổ biến ở Việt Nam như: Toyota, Ford, Vinfast, Suzuki, Kia, Mazda, Hyundai,... Nếu ô tô chưa có tính năng cảm biến áp suất lốp, bạn hãy cân nhắc trang bị thêm với chi phí không quá cao đã tăng thêm được độ an toàn khi lái xe.
Câu hỏi thường gặp về cảm biến áp suất lốp ( FAQ)
Những lỗi thường gặp của cảm biến áp suất lốp ô tô?
- Van cảm biến hết pin: Trung bình tuổi thọ pin của cảm biến áp suất lốp từ 2 - 5 năm. Bạn hãy chủ động bảo dưỡng cảm biến áp suất lốp ô tô định kỳ 12 -18 tháng/ lần để tín hiệu hoạt động liên tục và chuẩn nhất.
- Lỗi mất tín hiệu: Lỗi của van cảm biến hoặc màn hình hiển thị.
- Lỗi hiển thị sai kết quả: Van cảm biến đã cũ hoặc hư hỏng.
Độ thêm cảm biến áp suất lốp có ảnh hưởng đến hệ thống điện ô tô không?
Không ảnh hưởng đến hệ thống điện, nguồn điện cung cấp cho cảm biến áp suất lốp hoạt động bằng pin độc lập.
Cách reset xóa lỗi cảm biến áp suất lốp ( TPMS)?
- Cảm biến áp suất lốp ô tô là loại màn hình tích hợp pin năng lượng mặt trời đặt trên taplo để reset bấm giữ nút nguồn để tắt và khởi động lại.
- Loại cảm biến áp suất lốp dùng nguồn ắc quy thì tắt máy đề lại, trong quá trình reset xe nên dừng ô tô một chỗ.